Trong vòng 6 tháng đầu năm nay, Pharmacity ghi lỗ 194,2 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ cùng kỳ năm ngoái là 122.2 tỷ đồng. Do vốn chủ sở hữu tăng khiến chỉ số ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) cải thiện hơn cùng kỳ 2019.
Cụ thể, trong vòng 1 năm, từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020, Pharmacity đã nhanh chóng tăng vốn chủ sở hữu từ 98,9 tỷ đồng lên 408,1 tỷ đồng, tương đương gấp 4 lần.
Trước đó, không chỉ chỉ lỗ trong 6 tháng 2019 mà lũy kế cả năm, Pharmacity ghi tổng lỗ tới 265 tỷ đồng.
Pharmacity là chuỗi nhà thuốc bán lẻ hiện đại được thành lập vào tháng 11/2011 với hệ thống nhà thuốc rải khắp TP.HCM và nhiều tỉnh thành phố lớn khác.
Mục tiêu Pharmacity đề ra cho năm 2020 là mở mới 350 cửa hàng và đến năm 2021 sẽ đạt 1.000 cửa hàng bán lẻ thuốc và thực phẩm chức năng tại Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu này, Pharmacity liên tục huy động vốn. Vào tháng 10-11/2019, Pharmacity đã huy động hơn 120 tỷ đồng qua 2 đợt phát hành trái phiếu.
Tháng 5/2019, quỹ Mekong Enterprise Fund III thuộc Mekong Capital cũng công bố việc rót vốn vào Pharmacity nhưng không tiết lộ giá trị.
Đầu năm 2020, Pharmacity cho biết đã gọi vốn thành công 730 tỷ đồng (tương đương 31,8 triệu USD), đây khoản đầu tiên của vòng Series C và cũng là mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Nguồn vốn này chuỗi dự kiến sử dụng nhằm phát triển mạnh trong thời gian tới.
Trong khi đó, một đối thủ là Nhà thuốc Long Châu, báo cáo trên báo cáo tài chính của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) cho thấy, doanh thu thuần đạt được trong 6 tháng đầu năm là 472,2 tỷ đồng, tuy nhiên do chi phí lớn nên cũng ghi lỗ hơn 26 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Cùng kỳ năm ngoái cũng lỗ 14,8 tỷ đồng.
Nguyễn Mạnh
Nguồn tin: dantri.com.vn
HCM Hà Nội Mục tiêu USD Việt Nam bán lẻ giá trị phát triển thành công thực phẩm đầu tư